Xây dựng lại thành Thăng Long Nguyễn_Văn_Thành_(quan_nhà_Nguyễn)

Mùa hạ năm Giáp Tý, 1804, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành đứng ra trông coi việc xây dựng lại thành Thăng Long. Công trình này hoàn tất vào mùa thu năm Ất Sửu 1805.

Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, ghi:

"Đến khi hoàng triều trung hưng thống nhất Nam Bắc, định đô ở Phú Xuân, coi Thăng Long là trấn lớn của phương Bắc, đặt lỵ sở của tổng trấn ở đây nhưng thấy cách sắp dặt trong thành cho các ban văn võ từ trước không thích hợp với phép tắc nên tâu xin chỉ cho xây dựng lại. Thành này chu vi là (không thấy ghi số đo) tầm, chia làm năm cửa, trong thành dựng hoàng cung để phòng khi nhà vua đến thăm. Nhà vua ban tên là thành Thăng Long.

... Hiện nay, cổ tích của nội thành chỉ còn điện Kính Thiên và một cửa của năm cửa khuyết trước điện này mà thôi".[26]

Một số nét chính của thành mới:

  • Trong Hoàng Thành, lấy cửa Đoan Môn Điện Kính Thiên làm chuẩn, phía trước dựng cột cờ gọi là kỳ đài cao một trăm thước ta, lấy đó làm hiệu lệnh trong quân.
  • Ngoài thành mở bảy cửa, trên có lầu đều có trụ đồng, dẫn sông Tô Lịch làm hào thành, trên hào lấy gạch nung làm cầu
  • Kiềng thành khuất khúc như hoa bát giác hồi hương, nền thành rộng bảy trượng, mặt thành hai trượng trong có năm bậc phía trên là tường nhỏ thấp, có lỗ châu mai.
  • Gỗ, đá bào trơn như mài, các doanh, vệ ngang dọc như bàn cờ, đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông (chợ Đồng Xuân ngày nay), phân chia quán xá, đường đi thật vuông, thẳng.

Ngoài cùng đắp đất, trồng tre làm lũy, tùy chỗ mà đặt của ô, trên có lầu gác súng.

Bài minh trên bia đá thành Thăng Long có viết:

Kiểu đất bụng rồng, hình thể nhất đây.Tản Viên là cột, sông Nhị là đai.Trải đời dấy nghiệp, chọn nơi rộng rãi.Văn vật biến thiên, non sông chẳng đổi.[27]